ĐÀO TRUNG ĐẠO thi sĩ / thi ca (119)
ĐÀO TRUNG ĐẠO
(119)
Edmond
Jabès
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116,, Kỳ
117, Kỳ 118, Kỳ
119,
Chương
II
Văn tự Du cư trong không
gian Thi ca Sa mạc
Văn tự du cư:
Ở trung tâm tác phẩm của Edmond Jabès ngôn
ngữ lang bạt/thang, văn tự du cư (écriture nomade) gắn liền với thân phận lưu đầy, vô xứ của thi sĩ. Với Jabès sống vô xứ có nghĩa viết vô xứ: sống và
viết cùng nằm trong một chuyển vận: Viết, văn tự nhằm xóa bỏ khoảng cách. Jabès
cũng cho rằng văn tự du cư là quyển sách của kẻ du cư.[29]
Ý
tưởng này xuất phát từ sự qui chiếu thân phận thi sĩ, nhà văn với thân phận người
Do thái. Trong bài phỏng vấn với Paul Auster đã nói đến ở phần trên Jabès tâm sự:
tuy hiện nay sống ở Pháp, sử dụng tiếng Pháp nhưng “[...] hiện nay tôi sống sót
cái thân phận lịch sử Do thái, bởi mọi nhà văn, mọi kẻ sáng tạo, đều sống trong
một thứ lưu đầy.”[30] Jabès sử dụng tiếng Pháp
nhưng “Nói ngôn ngữ của người khác, nhưng theo thể tra vấn.”[31]
Cái
thân phận hai lần lưu đầy này được Jabès trong Le Retour au Livre cho rằng cả thân phận vô xứ của thi sĩ lẫn số phận
lưu đầy của người Do thái đều bị “hình phạt” bởi một “từ cổ xưa” có nguồn gốc từ
biến cố thảm họa của sự mất mát và chia lìa: việc phá vỡ những bản ghi chép sấm
truyền những luật tắc khởi đầu cuộc lưu đầy của người Do thái khỏi ngôn ngữ
thiêng liêng. Đó cũng là ẩn dụ về sự chia lìa vĩnh viễn với quyền lực biểu đạt
thuần túy và toàn thể của văn chương hôm nay.
Vì viết cũng là mở ra để
cuộc sống trở thành bản viết (Le Soupçon
Le Desert, 81), cuộc sống lang thang ấy được ký tự vào quyển sách không bao
giờ kết thúc gồm những trang sách di động và những từ phù du/ảo. Bản viết cũng
như thi sĩ thường trực hiện hữu trong khoảng trống vắng và bị bật rễ. Theo
Jabès giữa thế giới và bản văn không có khoảng cách vì thế giới là bản văn, cả
hai đều không ổn định/cố, đều chia sẻ sự chia lìa, tuyệt vọng và mất mát. Thêm
nữa cả hai đều đặt trên sự bất định, trôi dạt của ý nghĩa. Viết đưa vũ trụ, thế
giới vào hiện hữu. Trong
Le Soupçon Le Désert Jabès viết:
“Chúng ta chỉ hiện hữu trong và bởi cái tên; việc đặt tên cho hữu sự hiện hữu
và đối tượng (objet) được đặt tên...Người ta nhận ra rằng không có gì hiện hữu
bên ngoài quyển sách, rằng vũ trụ là trong quyển sách; điều này có nghĩa, nó hiện
hữu, chính nó là, quyển sách từ đó nó trở thành vũ trụ qua mỗi trang của quyển
sách.”
______________________________________
[27] Martin Heidegger, Why Poet? trong Off the Beaten Track trang 200: The time of the world’s night is the desolate time because the desolation
grows continually greater. The time has already become so desolate that it is
no longer able to see the default of God as a default.
[28] Edmond Jabès, Le Livre des Ressemblances trang 121: Écriture
nomade, celle qui n’est pas d’un lieu, mais de tous les lieux que la lettre,
rejoignant la lettre ressuscite et qui s’épuise, maintenant, dans le désert de
la soif. Chaque grain de sable parle pour cette étendue désolée devenue son
espace naturel et, cependant, meurt solitaire de sa mort continue que le soleil
embrase.
[29] Edmond Jabès, Le Livre des Ressemblances trang 204: Écriture
nomade. Livre du nomade.
[30] Sđd trang 12: In a sense, I am now living out the historical Jewish
condition. Writing and Jew share a similar fate, since “every writer in some
way experiences the Jewish condition, because every writer, every creator,
lives in a kind of exile.
[31] Edmond Jabès, Le Livre des Ressemblances trang 193:
Parler le language de l’autre, mais sur le mode interrogatif.
(còn tiếp)
ĐÀO TRUNG ĐẠO
Comments
Post a Comment