ĐÀO TRUNG ĐẠO thi sĩ / thi ca (118)
ĐÀO TRUNG ĐẠO
(118)
Edmond
Jabès
Kỳ
1, Kỳ 2, Kỳ
3, Kỳ 4, Kỳ
5, Kỳ
6, Kỳ
7, Kỳ 8, Kỳ
9, Kỳ 10, Kỳ
11, Kỳ 12, Kỳ
13, Kỳ 14, Kỳ
15, Kỳ
16, Kỳ 17, Kỳ
18, Kỳ 19, Kỳ
20, Kỳ 21, Kỳ
22, Kỳ 23, Kỳ
24, Kỳ 25, Kỳ
26, Kỳ 27, Kỳ
28, Kỳ 29, Kỳ
30, Kỳ 31, Kỳ
32, Kỳ 33, Kỳ
34, Kỳ 35, Kỳ
36, Kỳ 37, Kỳ
38, Kỳ 39, Kỳ
40, Kỳ 41, Kỳ
42, Kỳ 43, Kỳ
44, Kỳ 45, Kỳ
46, Kỳ 47, Kỳ
48, Kỳ 49, Kỳ
50, Kỳ 51, Kỳ
52, Kỳ 53, Kỳ
54, Kỳ 55, Kỳ
56, Kỳ 57, Kỳ
58, Kỳ 59, Kỳ
60, Kỳ 61, Kỳ
62, Kỳ 63, Kỳ
64, Kỳ 65, Kỳ
66, Kỳ 67, Kỳ
68, Kỳ 68,Kỳ
66, Kỳ 69, Kỳ
70, Kỳ 71, Kỳ
72, Kỳ 73, Kỳ
74, Kỳ 75, Kỳ
76, Kỳ 77, Kỳ
78, Kỳ 79, Kỳ
80, Kỳ 81, Kỳ
82, Kỳ 83, Kỳ
84, Kỳ 85, Kỳ
86, Kỳ 87, Kỳ
88, Kỳ 89, Kỳ
90, Kỳ 91, Kỳ
92, Kỳ 93, Kỳ
94, Kỳ 95, Kỳ
96, Kỳ 97, Kỳ
98, Kỳ 99, Kỳ
100, Kỳ
101, Kỳ
102, Kỳ
103, Kỳ
104, Kỳ
105, Kỳ
106, Kỳ
107, Kỳ
108, Kỳ
109, Kỳ
110, Kỳ
111, Kỳ
112, Kỳ
113, Kỳ
114, Kỳ
115, Kỳ
116, Kỳ
117, Kỳ 118,
Kể từ tập thơ Trois filles de mon quartier (1947-1948) Edmond Jabès tuy có nghiêng về thi pháp đoạn rời (Poétique de fragment), nhưng chỉ từ Le Lives des Questions (1963) trở đi Jabès mới thực sự sử dụng lối viết đoạn rời (fragmentation). Điều này cho thấy khi sáng Pháp cư ngụ Jabès đã chịu ảnh hưởng của Maurice Blanchot và René Char vốn được Jabès ngưỡng mộ. Như trích dẫn ở phần trên:
Ma
demeure est détruite; mon livre, en cendres.
Dans ces cendres, je trace les
lignes.
Dans
ces lignes, je mets des mots d’exil.
(Nơi
cư ngụ của tôi đã bị phá hủy: sách của tôi, thành tro tàn.
Trong
những tro tàn này, tôi vạch những đường.
Parcours
(1985)
Cho
thấy ảnh hưởng của Blanchot: trong bài này Jabès nói về viết/vạch (tracer) những
dòng trong tro tàn để đặt trên đó những từ của lưu đầy Jabès gián tiếp qui chiếu
tới bài Traces của Blanchot. Trong một
bài viết trước bài Traces Blanchot diễn
giải về đoạn rời, về ý nghĩa của nét vạch
trong Quyển Sách Câu Hỏi của Jabès: “Trong toàn bộ những đoạn rời, những
tư tưởng, những đối thoại, những lời nguyện cầu, những chuyển vận tự sự, những
lời rải tác tôi tìm thấy tác động của những lực làm đứt rời, thế nên, do những lực
này cái được đề nghị với văn tự (lời thầm thì không dứt, cái không ngưng lại),
phải được hoàn tất trong chính hành vi làm đứt đoạn. Nhưng ở đây, trong Quyển Sách Câu Hỏi – chính đề tựa quyển
sách này nói lên sự bất an và sức mạnh đớn đau của nó –, sự đứt rời không những
chỉ được đánh dấu bởi việc làm phân đoạn thi ca thành những cấp độ của ý nghĩa,
nhưng sự còn bị tra hỏi và chịu đựng đớn đau, rồi được nắm bắt lại và làm cho cất
tiếng, luôn luôn hai lần và mỗi lần lại được nhân gấp hai lên: trong lịch sử và
trong văn tự bên lề lịch sử. Trong lịch sử tâm điểm của sự đứt rời có tên là Do
thái giáo. Trong văn tự đó là sự khó khăn của thi sĩ, của người muốn nói một
cách trung thực –, nhưng điều này cũng lại là công lý khó khăn, công lý của qui
luật Do thái, lời được ghi xuống, người ta không thể coi nhẹ, và nó là tinh thần,
bởi nó là gánh nặng và sự mỏi mệt của chữ.”[22]
Blanchot
cho rằng “Đoạn rời” (Fragment) là danh từ nhưng lại có sức mạnh của động từ tuy
sức mạnh này không có mặt trong những từ như vết nứt (brisure), bị vỡ nhưng
không có mảnh vỡ (brisées sans débris), khi nói ngưng/cắt ngang (interruption)
lời nói chốc lát nhưng sẽ lại tiếp tục và việc ngưng này cũng lại kích động sự
tiếp tục. “Kẻ nói đoạn rời không phải chỉ nói về việc làm đứt rời một thực tại
đã hiện hữu, cũng không phải nói về khoảnh khắc của một toàn thể vị lai.”[23]
Về mặt luận lý điều này vấp phải sự thiết yếu cơ bản: khi nói “đoạn rời” có
nghĩa đã ngầm hàm chứa “toàn thể” đã có trước hay sẽ sau nó. Thế nhưng, trong sự
bạo động của việc làm đứt rời này có một tương quan không như kiểu trên, tương
quan này ít ra cũng có thể coi như một sự hứa hẹn hay một bổn phận. Blanchot
cho thấy đó là kinh nghiệm đọc bài thơ Poème
pulvérisé của René Char: chấp nhận bẻ gập sự chờ đợi của ngôn ngữ xuống một
kinh nghiệm phân mảnh, chia phần (expérience morcellaire) nào đó, nghĩa là chấp
nhận sự chia cách (séparation) và sự bất liên tục. Blanchot minh ý tưởng này bằng
thí dụ sự chuyển/thay đổi môi trường sinh sống (dépaysement): “Sự chuyển đổi
không chỉ có nghĩa việc mất đi xứ sở, nhưng là một cách thế cư ngụ công chính
hơn, tới ở một nơi không do thói quen; lưu đầy, đó chính là sự xác quyết một
tương quan mới với Cõi Ngoài. Do vậy, bài thơ đoạn rời là một bài thơ không phải
là chưa làm xong, nhưng là mở ra một kiểu hoàn tất khác, trong sự tra hỏi hay trong
một xác quyết nào đó không thể được thu giảm vào nhất thể tính.”[23]
Gần
một năm sau Blanchot trở lại khái niệm ngưng/cắt lời (interruption): “Ngưng lời
là thiết yếu cho mọi sự tiếp tục của lời nói; việc thỉnh thoảng ngưng lại làm
cho sự trở/diên thành khả hữu; sự bất liên tục làm cho sự liên tục của chờ đợi chắc
chắn xảy ra. Do đó hẳn ta sẽ rút ra nhiều điều. Nhưng, tạm thời, tôi muốn chứng
minh rằng sự chốc chốc ngưng lại này chính nó làm cho diễn ngôn trở thành đối
thoại, nghĩa là ngưng-đường đi, hiện ra theo hai chiều hướng khác nhau.”[24]
Blanchot
phân biệt hai chiều hương này: trường hợp thứ nhất thời khoảng-ngưng lại tương
tự sự ngừng nghỉ thông thường để cho những người đối thoại “lần lượt” nói, và
trong trường hơp này sự bất liên tục là thiết yếu, bởi nó cho phép sự trao đổi;
nhưng sự thiết yếu này chỉ tương đối thôi vi cái nó nhắm tới dù sớm hay muộn chính
là việc khẳng định chân lý hợp nhất (verité unitaire) trong đó diễn ngôn không
ngừng làm sao cho mạch lạc sẽ lẫn vào mặt trái là sự im lặng. Thế nên, sự ngắt
ngưng (rupture) này cũng vẫn cứ dự phần vào lời nói chung của những người tham
dự đối thoại.Và nó chính là “Hơi thở của diễn ngôn” (la respiration du
discours). Chiều hướng thứ hai bí ẩn và nghiêm trọng hơn nhiều: sự ngưng lại
đem vào sự chờ/ngóng đợi giữa khoảng cách của những người đối thoại và khoảng
cách này không thể thu giảm được. Sự khác biệt của hai chiều hướng, kinh nghiệm
này tương ứng với hai cách kinh nghiệm sử dụng từ, một kinh nghiệm có tính chất
biện chứng vì lời nói trong diễn ngôn là lời của vũ trụ (parole d’univers) có
chiều hướng nhắm đến sự đơn nhất, kinh nghiệm kia thì không vì đó là lời của viết
(parole d’écriture), của văn tự chứa đựng một tương quan với sự vô tận và sự lạ
lẫm. Tuy nhiên sự khác biệt căn cốt này lại thường rất mơ hồ vì khi hai người đối
thoại sự im lặng cho phép họ lần lượt cất tiếng lại chỉ là việc lần lượt ngưng
nói đó chỉ là sự ngưng lại ở cấp độ thứ nhất nhưng việc lần lượt nói này tự nó
có thể đã và cũng nằm trong sự ngưng lại qua đó cho thấy sự có mặt một cái
không/chưa biết (l’inconnu). Tệ hại hơn nữa là khi quyền năng cất lời bị chặn lại
người đối thoại lại chẳng biết một cách chính xác đó là hành động của ngắt đứt
nào, sự ngắt ngừng để trao đổi hay ngắt ngừng để treo lửng lời để rồi lại sẽ
dùng lời này ở một cấp độ khác hay đó chính là sự ngưng đứt có tính chất tiêu cực
chẳng hạn ngưng lại để thở, vì mệt mỏi, bất hạnh, sự bất tận của ngôn ngữ, hay vì
đau đớn.
Trong
Le Livre des Marges phần viết về
Jacques Derrida tác giả bài Edmond Jabès
et la question du livre Jabès đã dùng lối phân tích “hủy tạo” về sự làm đứt
đoạn (fragmentation) như sau: “Chính là trong làm đứt đoạn mà tính chất toàn thể
vô tận được đọc. Cũng vậy phải chăng luôn luôn trong tương quan với một toàn thể
tính tạo ra do ghép mảnh mà chúng ta chạm mặt đoạn rời; việc này hình dung ra,
mỗi lần, cái toàn thể tính trong cái phần nhận được, được công nhận và, đồng thời,
bởi sự thách đố được làm mới nguồn gốc của nó, trở thành, trong khi thay thế
cho nguồn gốc, chính nó là nguồn gốc của mọi nguồn gốc khả hữu, có thể khám phá
được.[25]
Theo
Jabès cách thức hủy tạo phong phú tác hoạt theo cả hai chiều từ toàn thể để mở/khui
(déboucher) ra trên đoạn rời cực đại và đoạn rời cực tiểu mục đích, trong khi tự
hủy dần dần trong cái hư vô của đoạn rời có ưu thế, để tái lập, thông qua việc
tự xóa bỏ của nó, cái toàn thể tính này. Trong diễn trình này con mắt lả kẻ dẫn
đường, là đèn pha rọi sáng: cái bất kiến (l’invisible), niềm im lặng ẩn dấu do
đó được nhìn thấy trong cái khả kiến, cái có thể được nhìn thấy.
Trong
bài Book of the Dead: An Interview with
Edmond Jabès khi được Paul Auster hỏi: “Cách trình bày bản in
(topographical layout) những sách của ông là một trong những thứ làm người đọc
chú ý nhiều nhất...Nó sắp đặt nhịp của tác phẩm và củng cố cảm nhận về việc làm
đoạn rời ông đã tạo ra trong chính bản văn. Những chuyển vị này có được thực hiện
một cách có hệ thống không hay chúng ít nhiều là vô thức?” Edmond Jabès trả lời:
“Đôi khi nó tự nhiên xảy ra, nhưng hầu hết nó đòi hỏi công việc thực sự. Không
phải là nó được suy nghĩ từ trước, nhưng trong khi bản viết tiến triển, thì có
những thứ đến từ rất xa, như thể từ một quyển sách khác, hay từ quyển sách nằm
trong quyển sách...và đó là những thứ được in chữ nghiêng. Những đoạn dài hơn
nói chung thuộc về chính quyển sách, thuộc về quyển sách được viết ra, và chúng
có ở đấy để tiếp nối câu chuyện, hay tiếp tục việc tra hỏi...Nhưng những chỗ in
nghiêng cũng là một quyển sách đang được tạo ra cùng lúc với quyển sách kia
đang được tạo ra. Luôn luôn có một quyển sách mang một quyển sách mang một quyển
sách...Còn về việc phân bổ những đoạn dài và đoạn ngắn, thì đó là vấn đề nhịp
điệu (question of rhythm). Với tôi điều này hết sức quan trọng. Một câu dài, một
câu ca, là một cái gì đó có một hơi mạnh, nó cho phép bạn thở thật sâu. Những lúc
khác khi tác phẩm gập lại trên chính nó, và hơi thở trở thành ngắn hơn, thở trở
thành khó khăn hơn. Người ta bảo rằng Nietszche đã viết những đoạn rời, thí dụ
vậy, vì ông ta bị chứng nhức đầu nặng khiến ông ta không thể nào luôn viết dài.
Dù cho chuyện này đúng hay không, tôi thật sự tin rằng một nhà văn làm việc với
thân thể của mình. Bạn sống với thân thể của mình, và quyển sách trên hết thảy
là quyển sách của thân thể bạn. Trong trường hợp tôi, đoạn rời – cái bạn có thể
gọi là câu văn trần trụi – đến từ một nhu cầu vây quanh những từ bằng màu trắng
để cho chúng thở. Như bạn biết, tôi bị bệnh xuyễn, và đôi khi thở với tôi thật
khó khăn. Bằng cách cho các từ thở, tôi thường cảm thấy tôi tự giúp mình thở.”
_________________________________________
[22]
Maurice Blanchot, Le Livre des Questions,
chương XXIV Traces, trong L’Amitié (1971) trang 252: Dans
l’ensemble de fragments, de pensées, de dialogues, d’invocations, de mouvements
narratifs, paroles errantes qui constituent le détour d’un seul poème, je
retouve à l’œuvre les puissances d’interruption par lesquelles ce qui se
propose à l’écriture (le murmure initerrompu, cela qui ne s’arrête pas), doit
s’inscrire en s’interrompant. Mais ici, dans Le Livre des Question – de là son insecutité et sa force
douloureuse –, la rupture est non
seulement marquée par la fragmentation poétique à ses différents niveaux de
sens, mais interrogée et subie, puis ressaisie et rendue parlante, toujours
deux fois et chaque fois redoublée: dans l’histoire et dans l’écriture en marge
de l’histoire. Dans l’histoire le centre de la rupture s’appelle le judaïsme.
Dans cette écriture qui est la difficulté du poète, de l’homme qui veut parler
juste, mais qui est aussi la justice difficile, celle de la loi juive, la parole
inscrite avec laquelle on ne joue pas, et qui est esprit parce qu’elle est le
fardeau et la fatigue de la lettre.
Blanchot
lần đầu đăng Traces trên Nouvelle Revue Française số 129, tháng
9, 1963 (theo tài liệu của Christopher Biden trong Maurice Blanchot, Partenaire Invisible trang 607). Trong bài này
Blanchot nói về quyển Alberto Giacometti,
textes pour une approche của Jacques Dupin, quyển La Veille của Roger Laporte, và quyển Livre des Questions của Edmond Jabès. Blanchot cũng cho biết tựa đề
bài viết Traces mượn từ tựa đề quyển Spuren của Ernst Bloch xuất bản 30 năm
trước và mới được dịch sang Pháp văn. Spuren
có nghĩa dấu vết/tích, đường băng (như đường băng thu âm) nơi những tiếng nói kề
cận nhưng không trộn lẫn nhau, là những từ không dính liền, những xác quyết,
không những đứt đoạn mà còn có liên hệ tới một kinh nghiệm của sự đứt rời. Ghi
chú này cũng chỉ ra ảnh hưởng của Blanchot trên Derrida.
[23]Maurice
Blanchot, Parole de fragment trong L’Entretien infini trang 452: Le dépaysement
ne signifie pas seulement la perte du pays, mais une manière plus authentique
de résider, d’habiter sans habitude; l’exil, c’est l’affirmation d’une nouvelle
relation avec le Dehors. Ainsi, le poème fragmenté est un poème non pas
inaccompli, mais ouvrant un autre mode d’accomplissement ou dans quelque
affirmation irréductible à l’unité.
[24]
Maurice Blanchot, L’Interruption
trong L’Entretien infini trang 107:
L’interruption est nécessaire à toute suite de paroles; l’intermittence rend
possible le devenir; la discontinuité assure la continuité de l’entente. D’où
il y aurait certainement beaucoup à conclure. Mais, pour l’instant, je voudrais
montrer que cette intermittence par laquelle le discours devient dialogue,
c’est-à-dire dis-cours, se présent selon deux directions très différentes.
Bài
L’Interruption lần đầu được đăng trên
Nouvelle Revue Française số 137 tháng
5, 1964. Điều thú vị nằm ở chỗ Blanchot chơi chữ khi ngắt từ discours thành dis-cours.
[25]
Edmond Jabès, Le Livre des Marges (1975)
trang 48: C’est dans la fragmentation que se donne à lire l’immensurable
totalité. Aussi, est-ce toujours par rapport à une totalité controuvée que nous
affrontons le fragment; celui-ci figurant, chaque fois, cette totalité dans sa
parties reçue, proclamée et, en même temps, par sa contestation renouvelée de
l’origine, devenant, en se substituant à elle, soi-même origine de toute
origine possible, décelable.
[26]
Paul Auster, Book of the Dead: An
Interview with Edmond Jabès trong The
Sin of the Book, edited by Eric Gould trang 14. Bài phỏng vấn này lần đầu
được đăng trên New York Review of Book
28 tháng 4, 1977.
(còn
tiếp)
Comments
Post a Comment