Đặng Phùng Quân - Người Bản Thể (22)




Đặng Phùng Quân 
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ: 
NICOLAI HARTMANN

Hartmann phân tích biến thể của "nguyên lý ý thức" trong quan niệm duy tâm như sau : nếu quả thực phủ nhận ý thức khách thể quyền khẳng định lý luận hiện hữu tự tại của khách thể thì người ta cũng phải phủ nhận ý thức của chủ thể có quyền khẳng định hiện hữu tự tại của chủ thể vì ý thức của chủ thể cũng phủ nhận như vậy.[41] Tuy nhiên, ông cũng xác định, nếu bỏ rơi "chủ thể tự tại/Subjekt an sich" thì khách thể cũng ở trong hoàn cảnh như chủ thể. Thực tế như vậy không có gì biến đổi đối với quan niệm tự nhiên, cho nên phài tiếp tục khẳng định là cả chủ thể lẫn khách thể vẫn sở hữu một hiện hữu tự tại, song không là gì khác hơn, chính là những biểu tượng của một thực tại thứ ba mà hữu tự tại có thể không được chứng minh, vì đã bị hủy bỏ hai điểm tựa tự nhiên mà hữu có thể nương tựa và ở vị thế của chúng bắt buộc phải có một hữu tự tại do con người dựng ra. Cho nên nếu như chối bỏ hiện hữu tự tại, thì lại rơi vào ảo tưởng luận thuần túy/reinen Illusionismus; những biểu tượng được suy đoán không là những biểu tượng của một chủ thể hiện hữu nữa, mà của một chủ thể được biểu tượng đơn thuần. Liệu có một tiêu biểu nào sau chủ thể được biểu tượng này mà hoàn toàn không đặt thành vấn đề. Thực tế, nó phải là chính nó, hoặc nó phải sở hữu một tiêu biểu ở sau hữu-tự-tại; nói khác đi, những biểu tượng không còn là những biểu tượng nữa.[42]
Hartmann nhận xét do đó sự vật tự tại biến đổi thành một regressus infinitus/thoái hóa vô tận, song nó cũng không giải thích được chính nó cũng như bất kỳ kinh nghiệm  tư duy nào khác. Một suy thoái như vậy hủy diệt chính chủ nghĩa duy tâm.[43]
----------------------------------
[41] Hartmann, Sdt.
Spricht man daher dem Objektbewußtsein das Recht auf die These des Ansichseins der Objekte ab,  so muß man dem viel weniger unmittelbaren, reflektierten Subjektbewußtsein das Recht auf die These des Ansichseins des Subjekts noch mehr absprechen.
[42] Hartamnn. Sdt.
Fällt aber das "Subjekt an sich" hin, so befindet sich das Objekt wieder in gleicher Lage mit ihm. In Wirklichkeit ist dann nichts geändert gegen die natürliche Auffassung, welche beiden das gleiche Ansichsein zuschreibt. Subjekt und Objekt sind dann nur Vorstellungen eines Dritten, dessen Ansichsein sich um  so weniger erweisen läßt, als es die beiden natürlichen Ansatzpunkte des Seins preisgegeben hat und im Gegensatz zu ihnen erst konstruiert werden muß. Verzichtet man aber auch auf ein solches, so fällt man in den reinen Illusionismus, der auch die Vorstellungswelt nicht mehr als die eines seienden Subjekts auffaßt, sondern als die eines bloß vorgestellten Subjekts. Was das Vorstellende hinter dem vorgestellten Subjekt ist, bleibt ganz ungefragt. In Wirklichkeit muß entweder es selbst oder ein weiteres Vorstellendes hinter ihm Ansichsein besitzen; sonst ist die Vorstellung gar keine Vorstellung.
[43] Hartmann, Sdt.
Damit aber ist das Ding an sich nur auf einen regressus infinitus verschoben, der es so wenig jemals überwindet  als irgendein anderes Gedankenexperiment. An diesem regressus hebt sich der Idealismus selbst auf.  

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html



© gio-o.com 2018

Comments

Popular posts from this blog

trò chuyện với "Người Bắt Bóng Ngựa" họa sĩ Hà Cẩm Tâm (1933-2016)

Lê Thị Huệ: Vũ Khắc Khoan Sáng Tạo Trên Bục Gỗ

ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG BỒ ĐÀO NHA ĐỐI VỚI CHÍNH TẢ VIỆT NAM