ĐÀO TRUNG ĐẠO thi sĩ / thi ca (116) Edmond Jabès

Người đọc Edmond Jabès cần phân biệt từ (mot) với từ như tiếng nói của sự im lặng (vocable). Từ theo định nghĩa là thành tố của một thứ tiếng (langue) vốn là ký hiệu của ngôn ngữ, hệ thống những dấu hiệu nói (système de signes verbaux) một cộng đồng sử dụng để thông giao, được cấu tạo bởi một hay nhiều âm vị (phonème) và có thể được chuyển biên (transcription). Ban đầu Jabès thi thoảng mới dùng vocable nhưng trong những tác phẩm sau Je bâtis ma demeure ngày càng dùng từ này nhiều hơn theo nghĩa vocare, tiếng nói (voix), lời gọi (appel) nghĩa là từ nói ra và được nghe thấy trong Quyển Sách, nhấn mạnh tới chiều kích của tiếng nói tích tụ trong từ viết ra, từ của niềm im lặng (mot du silence) [13] như chính Jabès giải thích: “Như các bạn biết, điều quan trọng trong kinh nghiệm về sa mạc, chính là kinh nghiệm về tiếng nói, và, cũng vậy, kinh nghiệm về nghe. Trong sa mạc, bạn nghe trước khi nhìn, và những kẻ du cư có thể nói trước cái gì sẽ xảy ra rất lâu sau đó [mới xảy ra]. Tôi rất nhậy cảm với hiện tượng nghe có liên hệ với tiếng nói. Tới mức tôi đã muốn phân biệt lời của quyển sách với những lời nói khác. Lời của quyển sách, cái lời của sự im lặng này, tôi gọi nó là vocable..”[14] Một vài thí dụ Jabès dùng vocable trong quyển Le Livre des Marges/Quyển sách của Lề liên hệ với từ (mot) và với Quyển sách (Le Livre); Trong lời đối thoại tưởng tượng: “Tout me fut donné à connaître par le vocable, disait-il. Le mot révèle, se révèle. L’écrivain est sans mystère” (Do từ của niềm im lặng tất cả đã được cho tôi để nhận biết, hắn nói vậy. Từ lộ ra, tự xuất hiện. Nhà văn không có bí ẩn.); “Au livre impossible, le vocable voue un amour impossible; de joie melée et d’effroi.” (Từ của niềm im lặng dâng hiến một tình yêu bất khả cho quyển sách bất khả; của niềm vui trộn lẫn sự sợ hãi); “Vaste nuit du livre. L’Étoil prend le relève du vocable”(Đêm mênh mông của quyển sách. Sao trời nắm lấy sự hiện ra của từ im lặng.) Trong mục “Le Premier Vocable/Từ/Lời của sự Im lặng Đầu tiên” trong Le Soupçon Le Désert của quyển Le Livre des Ressemblances Edmond Jabès cho rằng lời/từ của sự im lặng là từ mở đầu cho quyển sách: “Nếu từ của sự im lặng lấy đi đời sống, đó chính vì ngươi có một đời sống để cho đi. Không có từ của sự im lặng nào mà không là sự thách thức của cái chết với chính nó, khả hữu duy nhất để đời sống chết đi nhân danh nó; cho tất cả những quyển sách mang tên nó ” và “Viết, phải chăng có nghĩa chấp thuận việc đọc tối thượng, nhẩm trong đầu trước, rồi sau đó thông qua những lời/từ của sự im lặng của riêng chúng ta, của một quyển sách mà sự thiết yếu của nó trùng khớp với lý do hiện hữu của chúng ta?” “Trong trường hợp này, lời/từ của sự im lặng đầu tiên sẽ là kẻ tuyên cáo được hy vọng, được chờ đợi của mọi quyển sách. Nó tự đánh dấu như điểm kết nối và cơ may duy nhất của hằng hà từ, những từ này tiếp sau nó, sẽ trở thành nhìn thấy được, đọc được.”[15]  Vào cuối đời Jabes viết: “Từ chữ tới vocable, một cây cầu nhỏ mong manh nối liền thực tại của Không Gì với phi thực tại của Tất Cả. Và phải chăng cây cầu nhỏ này là cái vòng cung được phác họa của một giấc mơ phía trên vực thẳm thì sao?”[16]
Theo Jabès, “luật tắc riêng của từ” là luật tắc của hữu vật chất của từ gồm âm thanh và những chữ (lettres) của chúng: nhịp điệu, trùng âm (assonances), lập lại âm đầu (allitérations), có âm giống nhau (homophones), chơi chữ (puns), hoán vị (permutations) mà Jabes lắng nghe một cách say đắm.
Trong thơ Jabès chúng ta thấy có những từ chìa khóa (key words) tạo thành Quyển Sách như Dieu/Thương đế, Jew/người Do thái, Loi/Luật, Œil/Mắt, Livre/Quyển sách, Nom/Tên... Tuy Jabès là người vô thần nhưng từ Dieu lại là nỗi ám ảnh không rời vì theo Jabès từ này được ngôn ngữ và văn hóa trao gửi cho mình. Jabès áp dụng luật tắc trên của từ cho từ Dieu:
       Dieu=Vide=Vie d’yeux  Thượng đế=Trống không=Cuộc sống của mắt.
       Dieu= Cieux [ciel, yeux] Thượng đế= Trời [bầu trời, mắt]
       Dieu=Di eu=Dis à eux  Thượng đế= Di eu=Nói với chúng
Dieu=dé, désire             Thượng đế=con súc sắc, sự ham muốn
Khi viết Di eu ta có khoảng trống giữa hai chữ biến Dieu thành Dis (à) eux=Thượng đế nói với chúng nhân, để cho con người nói lên nỗi đau buồn, tang chế (deuil). Trong từ Dieu có sự trống không (vide) cũng như có đời sống (vie) và mắt (yeux). Nơi chốn (place) của Dieu hợp vận (to rhyme) với Tên của Thượng đế và là thiên đường/bầu trời (cieux) – nghĩa là một nơi chốn trong niềm im lặng: Khi chữ D biến thành chữ C (Dieu, Ciel) và Dieu=deuil thì Dieu đặt tang chế (deuil) cho con mắt (œil). Hoặc: Privé d’R, la mort meurt d’aphyxie dans le mot/Không có không khí của chữ r (mo[r]t), cái chết bị chết ngạt trong từ.
Edmond Jabès có những ý nghĩ khá độc đáo về thi từ:
-       Những từ căng những dải băng của bóng tối ra quanh ánh rọi sáng được chinh phục.
-       Phái tính luôn là một nguyên âm.
-       Từ thường có tuổi của những kẻ chọn lựa chúng.
-       Từ bầu chọn thi sĩ.
-       Với thi sĩ, những từ bạo liệt lủi trốn vào bưng.
-       Tư tưởng cho phép từ đạt tới quyền năng.
-       Trong một bài thơ, tiếng vang cũng quan trọng như sự im lặng.
-       Nhờ nhịp điệu, thi sĩ duy trì sự được sự cân bằng những từ tranh luận với hắn.
-       Hình ảnh được hình thành bởi những từ nằm mơ nó.[17]
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­___________________________________
[13] Edmond Jabès, Le livre des Ressemblances trang 82-83: “J’écris, bien plus que pour moi-même, afin de satisfaire, dans leur amour ou dans leur haine, les mots. Dieu n’a-t-il pas, pour nous, tous les vocables?”/Viết ra những từ, không chỉ cho chính tôi, nhằm thỏa mãn trong tình yêu hay sự khinh ghét của chúng . Thượng đế phải chăng có những từ của niềm im lặng cho chúng ta? Hoặc: “De ses vocables de feu, nous ferons un livre de feu inconsumale”/Từ những từ của niềm im lặng của lửa chúng ta sẽ làm ra một quyển sách của lửa  không thể bị thiêu hủy?(Sđd trang 268)
[14] Dialogue avec Edmond Jabès trong Écrire le Livre: Autour d’Edmond Jabès trang 308: Ce qui est important, vous savez, dans l’expérience du désert, c’est l’expérience de la voix, et, aussi, l’expérience de l’écoute. Dans le désert, vous entendez avant de voir, et les nomades peuvent même dire ce qui va surgir longtemps après. Je suis très sensible à ce phenomène d’écoute lié à la voix. À tel point que j’ai voulu distinguer la parole du livre des autres paroles. La parole du livre, cette parole du silence, je l’ai appelée vocable.
[15] Edmond Jabès, Le Livres des Ressemblances trang 162-163: Si le vocable prend la vie, c’est que tu as une vie à donner. Il n’y a pas de vocable qui ne soit défi de la mort à soi-même, l’unique possibilité pour elle de mourir à son nom; à tous les livres de son non [...] Écrire, signifierait-il assumer l’ultime lecture, d’abord mentale puis, à travers nos propres vocables, d’un livre dont la necessité se confondrait avec notre raison d’être? En ce cas, le premier vocable serait l’annonciateur esperé, attendu de tous les livres. Il se marquerait comme point de ralliement et l’unique chance des innombrables mots qui, à sa suite, deviendraient visibles, lisibles.
[16] Edmond Jabès, Le Parcours trang 99: De la lettre au vocable, fragile passerelle reliant la realité du Rien à l’irrealité du Tout. Et si cette passerelle était l’arc esquissé d’un songe au-dessus de l’abîme?
[17] Edmond Jabès, Spectacle trong Le Seuil Le Sable trang 173-175:
- Les mots déroulent des rubans d’ombre autour de la clarté  conquise.
- Le sex est toujours une voyelle.
- Les mots ont souvent l’âge de ceux qui les choisissent.
- Les mot élisent le poète.
- Avec le poète, les mots virils prennent le maquis.
- Dans un poème, l’écho est aussi important que le silence.
- Grâce au rythme, le poète conserve l’equilibre que les mots lui disputent.
- L’image est formée de mots qui la rêvent
______________________________________
THƠ EDMOND JABÈS
LA MÉTAMORPHOSE DU MONDE
L’insistance qu’ont les flammes à mettre les points
sur les i
Le départ est fixé au lendemain de la course
On applaudit les nains qui du doigt atteignent
le nombril des saisons
Les oiseaux participent à la métamorphose du monde
S’envoler pour permettre à l’étoile de voler enfin
La tête en bas les pieds n’ont plus leur raison d’être
sinon de crever les nuages
Le feu a pris dans les maisons L’homme pour lui
ne réclamait pas tant de chaleur
mais

SỰ HÓA THÂN CỦA THẾ GIỚI

Những ngọn lửa cứ nhất định đòi đặt những dấu chấm
trên những chữ i
Khởi hành đã được định vào ngày sau cuộc đua
Người ta vỗ tay tán thưởng những chú lùn dùng ngón tay để với tới
rốn của mùa
Chim chóc dự phần trong sự hóa thân của thế giới
Bay đi để sao trời bay được
Đầu cúi thấp chân chẳng biết để làm gì
ngoài việc rẽ mây
Lửa đã tràn vào trong những căn nhà Con người về phần mình
sẽ chẳng hò hét phản đối sao nóng quá
nhưng

CHANSON SANS TITRE
                       A Gaby et Raymond Aghion

Et depuis cette histoire
les oiseaux ont quatre ailes
la mariée une bague
la marée un bouquet
le rocher une langue
pour jaser, pour jaser...

Et depuis cette nuit
les murs ont quatre toits
le chagrin un habit
la beauté un nid
et le lit un mât
pour voguer, pour voguer...

Et depuis ce naufrage
la mer a quatre bras
l’adieu tous les rats
les perles un poignard
le ciel un foulard
pour pleurer, pour pleurer...

BÀI CA KHÔNG ĐỀ
                       Tặng Gaby và Raymond Aghion

Và kể từ truyện này
chim có bốn cánh
cô dâu một chiếc nhẫn
thủy triều một chùm hoa
đá một cái lưỡi
để trò chuyện trò chuyện...

Và kể từ đêm hôm đó
tường có bốn mái
nỗi buồn một bộ đồ
sắc đẹp một cái tổ
và giường một cột buồm
để giương buồm giương buồm...

Và kể từ vụ đắm tầu này
biển có bốn cánh tay
vĩnh biệt tất cả chuột
ngọc một dao găm
bầu trời một khăn quàng cố
để khóc để khóc...

(còn tiếp)

ĐÀO TRUNG ĐẠO

© gio-o.com 2018

Comments

Popular posts from this blog

Lê Thị Huệ: Vũ Khắc Khoan Sáng Tạo Trên Bục Gỗ

trò chuyện với "Người Bắt Bóng Ngựa" họa sĩ Hà Cẩm Tâm (1933-2016)

ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG BỒ ĐÀO NHA ĐỐI VỚI CHÍNH TẢ VIỆT NAM