Đặng Phùng Quân - NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ (28)


Đặng Phùng Quân

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN

kỳ 28

Chính trong mối quan hệ thâm sâu này/ diesem inneren Verhältnis đã chỉ ra là không những không có cách nào tránh khỏi hữu tự tại từ đường lối này, mà còn không thể phân cách hiện tượng với sự vật tự tại ; chúng vẫn có một tương quan không giải thích được ngay từ nguyên ủy không rời. Quả thực sự vật xuất hiện không thể lẫn lộn với hiển hiện của nó; đồng hóa chúng, tất là một πρώτον ψεΰδος/sai lạc tự căn nguyên - song có thể nói là một thực tại hiển lộ tức thì trong biểu hiện của nó.[55]

Biểu hiện về mặt tự tại không hiển lộ, song là cách thế biểu hiện của một cái đã biểu hiện ra thực.Cái đã biểu hiện ra thực thuộc về khách thể, trong khi biểu hiện là cấu trúc của nhận thức trong chủ thể. Biểu hiện là trở thành đối tượng.. Song dầu bây giờ một khách thể có ít ỏi thế nào đi nữa trong biểu hiện của nó với một chủ thể,  dầu cái được biểu hiện có có biến đổi ít ỏi trong biểu hiện. Nó cũng chính là cái hữu tự tại, miễn là nó đã khách thể hóa. Nó là cái đã hiện, trở thành hiện tượng (nghĩa là  chỉ trong việc tiến tới cái đã hiện, không phải chính sự xuất hiện).[56]
-------------------------------------------
[55] Hartmann, Sdt. 31.. Kap. :
(Das Instruktive aber an diesem inneren Verhätnis ist), daß nicht nur die Ablehnung des Ansichseienden auf diese Weise nicht gelingt, sondern nicht einmal die Ablösung der Erscheinung vom Ding an sich; sie bleiben, was sie ursprünglich sind, eine unlösbare Korrelation. Das Erscheinende nämlich ist nicht die Erscheinung - die Gleichsetzung dieser beiden ist ein πρώτον ψεΰδος - sondern gerade das Reale, das da erscheint.
[56] Hartmann, Sdt. :
Die Erscheinung ihrerseits erscheint nicht, sondern ist die Erscheinungsweise eines realen Erscheinenden.Das letzteregehört dem Objekt an, während Erscheinung das Erkenntnisgebilde im Subjekt ist. Das Erscheinen ist Objektion. So wenig nun ein Objekt in seiner Objektion an ein Subjekt aufgeht, so wenig geht das Erscheinende in seinem Erscheinen auf. Es ist vielmehr selbst das Ansichseiende , sofern es objiziertist. Es ist das Seiende, das zum Phänomen (d.h. eben zum Erscheinenden, nicht zur Erscheinung) wird.

(còn tiếp)
 

Comments

Popular posts from this blog

Lê Thị Huệ: Vũ Khắc Khoan Sáng Tạo Trên Bục Gỗ

trò chuyện với "Người Bắt Bóng Ngựa" họa sĩ Hà Cẩm Tâm (1933-2016)

ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG BỒ ĐÀO NHA ĐỐI VỚI CHÍNH TẢ VIỆT NAM