Đặng Phùng Quân - NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ (27)


Đặng Phùng Quân

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 27
Như đã nói ở trên, tư tưởng đi xa và nhanh hơn nhận thức; Hartmann cũng nhấn mạnh đến chỗ là tư tưởng về cái không biết hay không thể biết, do đó những nan đề của nhận thức có thể xem như những thử thách trên con đường nhận thức.

Chương 31 khởi từ khái niệm hữu tích cực về sự vật tự tại, xạc định khái niệm sự vật tự tại hình thành từ đối lập với khái niệm hiện tượng, bởi trong khi hiện tượng có thể xem như hữu thể thực thì khái niệm sự vật tự tại vẫn còn mơ hồ, cho nên chỉ khi nhận thức cái thực như thể hiện tượng mới dẫn đến sự vật tự tại.

Hiện tượng/Erscheinung nói đúng ra không có nghĩa là sự vật, mà là hình ảnh của sự vật được ý thức qua hành động của nhận thức. Hình ảnh này không phải lả một "biểu diện/Schein", về nội dung của nó, cũng không phải là cái gì thuộc chủ thể, song là của khách thể vì nó biểu tượng cho khách thể. Sự phân biệt "hiện tượng - sự vật tự tại" cũng không lẫn với phân biệt giữa tính chủ thể và tính khách thể; nó cũng không lẫn với phân biệt khách thể và xuyên khách thể; là vì khách thể cũng là sự vật tự tại, chỉ vì nó là một phần tử của hiện thể tự tại/Ansichseienden. Tuy nhiên hiện tượng là cấu trúc khách quan của ý thức phân biệt với khách thể; sự vật tự tại chính là khách thể và quả thực như một tổng thể có nghĩa là biểu diện (tính khách thể) cũng như không biểu diện (xuyên khách thể). Xem xét kỹ ra, nó xuất hiện rõ ràng trong vị thễ tiêu cực của những nhà duy tâm đối diện với hữu tự tại.[54]

----------------------------
[54] Hartmann, Sdt. 31. Kap. :
Genau besehene, bedeutet "Erscheinung" nun nicht das Objekt, sondern das Erkenntnisbild des Objekts im Bewußtsein. Dieses ist nicht "Schein", nicht inhaltlich subjektiv, sondern objektiv, das Objekt repräsentierend. Die Untrscheidung "Erscheinung - Ding an sich" deckt sich also nicht mit der von Subjektivem und Objektivem; sie deckt sich auch nicht mit der von Objekt und Transobjektiven, denn das Objekt ist auch Ding an sich, es ist nur ein Ausschnitt aus dem Ansichseiendene. Sondern Erscheinung ist das vom Objekt unterschidene objektive Bewußseinsgebilde; Ding an sich aber ist gerade das Objekt, und zwar als Ganzes, sowohl das Erscheinende (Objizierte) als auch das Nichterscheinende (Transobjektive) an ihm umfasend. Gerade an der ablehnenden Haltung de Idealismus gegen das Ansichseinde wird das klar.  
                                                                                                                                                                                                                           (còn nữa)    

 
                                                                                                                                                                                                              
                                                                                                                                                                                                 

Comments

Popular posts from this blog

trò chuyện với "Người Bắt Bóng Ngựa" họa sĩ Hà Cẩm Tâm (1933-2016)

Lê Thị Huệ: Vũ Khắc Khoan Sáng Tạo Trên Bục Gỗ

ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG BỒ ĐÀO NHA ĐỐI VỚI CHÍNH TẢ VIỆT NAM