Đặng Phùng Quân - NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ (23)
Đặng
Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 23
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 23
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23,
Hartmann
nhận xét cái tương phản giữa ý thức khẳng định hiện hữu tự tại
của khách thể với ý thức không thề khắng định hiện hữu tự tại của
chủ thể, vì có ý thức chủ thể tự nó không thể trực tiếp, nên phải
giả định hồi niệm/réflexion.
Vẫn trong
khảo sát và phê phán chủ nghĩa duy tâm, Hartmann xét đến những vấn
nạn khó khăn đối với chủ nghĩa duy tâm và giải pháp của chúng ra
sao. Ông nêu ra những khó khăn, chẳng hạn như vấn nạn quen thuộc người
ta thường dẫn đối với sự vật tự tại là người ta không hiểu biết về
nó, cũng như không thể có một kinh nghiệm nào về điều đó. Nguyên lý
này không trùng hợp với "nguyên lý ý thức", song lại dựa
trên nguyên lý này; điều mà Hartmann muốn nói đến là "tất cả
những gì mà ý thức tự nhiên muốn xem như thực tại có lẽ không thực".
[44] Sự vật tự tại vẫn khả hữu, tự chính bản chất của nó, và có
thể nói "hữu tự tại và lý tính trung lập đối với nhau"[45]
Ông cũng
luận đến ly tiếp đề/Alternative về
thế giới của khách thể, hoặc có thể là một thế giới của những
biểu tượng, hoặc có thể là một thế giới của những sự vật tự tại,
do đó người ta đi đến kết luận : nếu như một thế giới của những sự
vật tự tại thì không qua kinh nghiệm, nếu như là một thế giới của
những khách thể thì sẽ qua kinh nghiệm, nên thế giới của những khách
thể chỉ có thể là một thế giới của những biểu tượng. Song ông nhận
xét là người ta quên trường hợp thứ ba khả hữu xóa bỏ hiệu lực của
ly tiếp đề nói trên, là tại sao lại không thể có đồng thời cả một
thế giới của biểu tượng lẫn một thế giới của sự vật tự tại. Thường
thì người ta hay đưa ra bác luận cổ điển là như vậy dẫn đến chỗ
cách đôi thế giới chăng ?[46]
Những vấn
nạn mới đề ra là : Liệu như vậy thực sự có một trùng điệp ngữ/Verdoppelung xẩy ra, căn cứ trên cái gì ? Như vậy
bắt buộc phải nhìn nhận một tuyệt đại số chủ thể thực hiện những
hành động biểu tượng, song như vậy thế giới những biểu tượng lại
không tái sinh ra vô số những bản mẫu sao ? Vì như thế biểu tượng
phải giống như sự vật ? Mỗi thế giới biểu tượng về mặt đặc thù há
có thể không phải khác với thế giới thực sao ? Tuy nhiên như vậy biểu
tượng vô điều kiện không phải là một "lặp lại" của hữu thể
? Chính từ điểm này người ta có thể hiểu là giữa nhận thức và đối
tượng của nó, có một quan hệ có thể xem như dụng tâm đối với chúng
ta xuất hiện trong ý thức về những vấn đề và trong tiến triển của
nhận thức. Một quan hệ như thế chỉ có thể có giữa hai thế giới
khác biệt nhau về nội dung, cũng như có một xung khắc giữa biểu
tượng và cái được biểu tượng/Repräsentiertem.[47]
-------------------------------------
[44]
Hartmann, Sdt.
c) Weitere idealistische Aporien des Dinges an sich und ihre
Lösung/Những nan đề khác của chủ nghĩa duy tâm về sự vật tự tại và giải pháp.
Es läßt sich
beweisen, daßnih alles, was das natürliche Bewußtsein für real hält, real ist.
[45]
Hartmann, Sdt.
Ansichsein
und Rationalität stehen indifferent zueinander
[46]
Hartmann, Sdt.
(Man geht von
der Alternative aus) : entweder ist die Objektwelt eine Welt von Vorstellungen,
oder sie ist eine Welt von Dingen an sich. Und man schließt weiter : da eine
Welt von Dingen an sich unerfahrbar wäre, die Objektwelt aber erfahrbar ist, so
kann die letztere nur ine Welt von Vorstellungen sein. Man vergißt dabei den
dritten möglichen Fall, der die Alternative aufhebt : es könnte sowohl die
Welt der Vorstellungen als auch die Welt
der Dinge an sich bestehen. Dagegen erhebt sich dann der vielberufene Einwand :
das sei eine platte Verdoppelung der Welt.
[47]
Hartmann, Sdt.
Aber warum
eigentlich mußes gerade eine "Verdoppelung" sein ? Gibt es nicht
ohnehin die Vielheit der vorstellendem Subjekte, so daß eine vielfache
Wiederholung der Vorstellungswelten auf jeden Fall bestehen muß ? Und muß denn
die Vorstellung dem Dinge ähnlich sein ? Kann nicht jede vorgestellte Welt
spezifisch von der realen abweichen ? Dann aber ist die Vorstellung doch nicht "Verdoppelung"
des Seins. Das ist sogar, vom Befunde des Erkenntnisphäus gesehen,
nächstliegende Annahme. Denn gerade so nur kann die Tatsache verständlich
werden, daß zwischen der Erkenntnis und ihrem Gegenstand immer ein
Spannungsverhältnis ist, wie es sich im Problembewußtsein und Erkenntnisprogreß
ausspricht. Nur zwischen zwei inhaltlich verschiedenen Welten kann ein solches
Verhältnis bestehen, die Inkongruenz zwischen Repräsentation und
Repräsentiertem.
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018
Comments
Post a Comment