VĂN HÓA TRUYỀN KHẨU VÀ THÀNH VĂN CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XVII tác giả Tara Alberts
Tara Alberts European University Institute VĂN HÓA TRUYỀN KHẨU VÀ THÀNH VĂN CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XVII Ngô Bắc dịch Đại Ý: Bài viết này tìm hiểu làm thế nào các nhà truyền giáo Dòng Tên Châu Âu tham gia vào văn hóa thành văn và truyền khẩu ở Đàng Ngoài (Tonkin) và Đàng Trong (cochinchina) (Việt Nam) thế kỷ thứ mười bảy. Bài viết cứu xét nhiều tương tác giữa các văn bản, các văn hóa truyền khẩu và kinh sách thiêng liêng trong các lĩnh vực truyền giáo và những thách thức của việc truyền thông với thần linh bằng một ngôn ngữ mới. Các dự án truyền giáo để dịch các cụm từ bí tích, ví dụ như nghi thức rửa tội, thành ngôn ngữ địa phương có thể đặc biệt gây tranh cãi: các nhà truyền giáo phải đảm bảo rằng bản dịch không ảnh hưởng hiệu lực của bí tích. Bài viết này khảo sát cách thức các nhà truyền giáo đã cố gắng bảo tồn tiềm năng tinh thần của các văn bản thần thánh Công giáo và những từ ngữ linh thiêng trong một bối cảnh văn hóa mới và khám phá nh